Trang chủ
>
Tin tức - Sự kiện
Chuyên ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành – Ngành học “hot”, bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế du lịch mạnh mẽ và xu thế hội nhập ngày nay, yêu cầu cao về nguồn nhân sự có chuyên môn. Bên cạnh cơ hội việc làm, mức lương ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành cũng là vấn đề được các bạn sinh viên đặc biệt quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Khoa Du lịch - Trường Đại học Thành Đông sẽ chia sẻ chi tiết về đặc điểm ngành nghề cũng như mức thu nhập ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành.
1.Xu hướng ngành hiện nay
Ngành du lịch toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và tiếp tục bứt phá. Du lịch không chỉ dừng lại ở việc tham quan, nghỉ dưỡng mà còn hướng đến trải nghiệm văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thông minh và cá nhân hóa dịch vụ. Nhiều địa phương tại Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, thu hút cả khách nội địa lẫn quốc tế, mở ra cơ hội việc làm lớn cho các bạn trẻ.
2.Các đặc điểm nổi bật của ngành
Năng động, sáng tạo: Công việc không gò bó trong môi trường cố định, luôn di chuyển, khám phá những địa điểm mới.
Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống: Đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, linh hoạt, đặc biệt là ngoại ngữ.
Cơ hội tiếp xúc văn hóa đa dạng: Làm việc trong môi trường quốc tế, gặp gỡ nhiều nền văn hóa khác nhau.
Phát triển toàn diện: Rèn luyện cả kỹ năng mềm (làm việc nhóm, quản lý thời gian) lẫn kỹ năng cứng (lập kế hoạch, điều hành tour, thiết kế chương trình du lịch).
3.Các vị trí công việc hấp dẫn
Sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí đa dạng như:
Hướng dẫn viên du lịch (Inbound, Outbound, nội địa)
Điều hành tour
Quản lý, nhân viên kinh doanh du lịch tại các công ty lữ hành
Chuyên viên thiết kế chương trình du lịch
Chuyên viên Marketing du lịch
Quản lý dịch vụ tại các khách sạn, resort, khu du lịch
Khởi nghiệp dịch vụ du lịch, lữ hành
4. Mức lương đầy hứa hẹn
Tùy thuộc vào vị trí công việc, trình độ và kinh nghiệm của mỗi người, mức lương Quản trị Du lịch và Lữ hành sẽ có sự khác nhau. Hiện nay, thu nhập của ngành nghề này tương đối ổn định và tăng dần theo tuổi nghề.
Hướng dẫn viên du lịch: 10 – 30 triệu đồng/tháng (chưa tính hoa hồng và tip từ khách hàng).
Điều hành tour: 12 – 20 triệu đồng/tháng.
Nhân viên kinh doanh du lịch: 8 – 15 triệu đồng/tháng, kèm hoa hồng doanh số.
Quản lý dịch vụ du lịch: 15 – 40 triệu đồng/tháng tùy kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp.
Quản trị Du lịch và Lữ hành có các vị trí công việc rất đa dạng
Thu nhập ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành tăng dần theo tuổi nghề
5.Các yếu tố tác động đến mức lương ngành quản trị Du lịch và Lữ hành hiện nay
Hiện nay, các thông tin về mức lương ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành chỉ mang tính chất tham khảo. Để xác định đúng mức lương của chuyên ngành này thì cần phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố như:
• Trình độ chuyên môn và số năm kinh nghiệm làm việc của mỗi người như: thực tập sinh, nhân viên mới ra trường, nhân viên chính thức, quản lý,…
• Chức vụ đảm nhận và vị trí làm việc.
• Đặc điểm của cơ quan làm việc như môi trường quốc tế, nội địa, công ty ở thành thị hay vùng nông thôn.
• Quy mô, độ uy tín và định hướng phát triển của công ty.
• Kỹ năng đàm phán lương.
• Tình hình kinh tế chung.
• Nhu cầu về nhân lực cho thị trường du lịch.
Hy vọng những thông tin được tổng hợp và chia sẻ về mức lương ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành ở bài viết trên đây sẽ hữu ích với bạn, đặc biệt là những ai quan tâm đến ngành nghề này. Thực tế cho thấy, ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành là một ngành học tiềm năng với chương trình đào tạo hấp dẫn, được đổi mới, nâng cấp liên tục nhằm bắt kịp xu thế hội nhập và phát triển kinh tế du lịch mạnh mẽ ngày nay. Hơn nữa, đây cũng là một ngành nghề mang đến nhiều cơ hội việc làm rộng mở cùng với mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn, thích hợp cho những bạn trẻ đam mê “xê dịch”, năng động và nhiệt huyết.